“Sóng” chuyển sàn, cơ hội nào cho nhà đầu tư?

    Định giá ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, cổ phiếu một số ngân hàng có định giá thấp khi chuẩn bị chuyển sàn HOSE, đây cũng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư.

    Trên thị trường chứng khoán có nhiều nhà đầu tư theo các trường phái khác nhau. Từ vĩ mô đến phân tích cơ bản đến đầu cơ theo sóng và tin tức. Có ngành có điểm rơi lợi nhuận, có ngành hưởng lợi từ vĩ mô. Trào lưu đầu tư vào cổ phiếu UPCoM chuyển sàn cũng là một khẩu vị được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Chung quy lại là cổ phiếu có câu chuyện kể cho nhà đầu tư. Đó có thể là sự kỳ vọng về lợi nhuận tăng trưởng, về mặt định giá tăng lên…

    Giá cổ phiếu tăng theo “sóng” chuyển sàn

    Những mã cổ phiếu có “game” chuyển sàn luôn được nhà đầu tư săn đón, mặc dù không phải mã nào cũng đem lại lợi nhuận. Hiện tượng cổ phiếu tăng giá sau khi chuyển sàn gần như đã trở thành quy luật nên thường được nhà đầu tư canh mua trên sàn cũ ngay khi có thông tin rò rỉ đầu tiên.

    Nhìn lại những cổ phiếu chuyển sàn trong gần 10 năm qua cho thấy, nhiều mã không chỉ khuấy động sàn giao dịch ngay sau khi có thông tin, mà giá còn tiếp tục có diễn biến tăng sau đó.

    Làn sóng chuyển sàn giúp đánh giá lại giá trị cổ phiếu. Việc chuyển sang sàn HOSE từ UPCoM sẽ giúp các cổ phiếu có mức định giá cao hơn do minh bạch hơn về thông tin và thanh khoản cao.

     

    Trước đây, việc niêm yết cổ phiếu được xem là khâu quan trọng để doanh nghiệp khẳng định vị thế. Bởi niêm yết sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện, khẳng định tính minh bạch cũng như kêu gọi được vốn nhanh từ các nhà đầu tư, đặc biệt là dòng vốn ngoại dồi dào. Nhiều giai đoạn, HOSE và HNX liên tục sôi động với những buổi lễ "đánh cồng" chào sàn của các cổ phiếu như 2009, 2015 - 2018 hay giai đoạn covid 2020 - 2021.

    Tuy nhiên trong 2 năm qua, số lượng doanh nghiệp niêm yết HOSE, HNX rất ít. Những cổ phiếu có chất lượng chào sàn niêm yết HOSE lại càng hiếm hơn. NAB, SIP, BSR sẽ là 3 cái tên nổi bật nhất chuyển sàn HOSE trong năm 2023 bên cạnh nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn sớm được chuyển lên niêm yết trên HOSE, tuy nhiên, vì một số lý do khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô cũng như hồ sơ niêm yết gặp vướng mắc nên chưa thể thực hiện.

     

    Giải mã tiềm năng cổ phiếu ngành ngân hàng

    Với 17 ngân hàng niêm yết chính thức, ngành ngân hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong chỉ số VN-Index, đại diện cho hơn 30% vốn hóa thị trường.

    Ngành ngân hàng nhìn chung được quản lý chặt chẽ bởi các quy định về an toàn hoạt động, các chính sách điều hành vĩ mô và có liên hệ với mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Bởi vậy trong giai đoạn có nhiều biến động về vĩ mô và chính sách, ngành này có thể chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư mặc dù có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

    Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng luôn được các quỹ đưa vào danh mục đầu tư.

    Trong thực tế ngành ngân hàng có lợi nhuận suy giảm do bối cảnh vĩ mô có nhiều khó khăn. Lợi nhuận toàn ngành quý 2/2023 chỉ tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong khi các năm qua mức lợi nhuận của toàn ngành đều tăng từ 20% - 40%. Thậm chí một số ngân hàng lớn có mức tăng trưởng lợi nhuận âm. Mức tăng trưởng lợi nhuận thấp được lý giải từ việc tín dụng tăng trưởng thấp, Nim thu hep, gia tăng trích lập dự phòng…

    Tuy nhiên dù mức tăng trưởng lợi nhuận có suy giảm so với các năm trước, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng lợi nhuận khá tốt so với các ngân hàng trong khu vực cũng như so sánh với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE. Đó cũng chính là lý do nhóm cổ phiếu này luôn được các quỹ sở hữu trong doanh mục đầu tư từ các quỹ lâu đời vào Việt Nam từ rất sớm như Dragon Capital hay các quỹ ETF, các nhóm nhà đầu tư của Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan đều yêu thích nhóm ngành ngân hàng.

    So về mặt định giá của ngành ngân hàng Việt Nam trong khu vực thì P/B Việt Nam được định giá khá cao so với phần còn lại của ASEAN. Cũng không khó để lý giải điều này khi Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm đều tăng trên 14%, ROE các ngân hàng đều tăng mức trên 15%-20%.

     

    Do đó, trong kịch bản thị giá cổ phiếu ngân hàng đi ngang quanh mức hiện tại hoặc thậm chí có rủi ro điều chỉnh trong ngắn – trung hạn do những nghi ngại về suy thoái nói chung, trong khi giá trị sổ sách (book value) của ngân hàng vẫn tiếp tục gia tăng theo mức sinh lời ROE (15–20%), thì định giá P/B của ngành ngân hàng lại ở mức hợp lý cho các nhà đầu tư trung và dài hạn với P/B của nhiều ngân hàng xoay quanh 1.x. Trên thế giới đây là mức định giá hấp dẫn với một ngành đang phát triển – P/B dưới 1.x lần trong khi khả năng sinh lời ROE quanh mức 15%- 20%.

    Mức định giá P/B quanh 1 có nhiều ngân hàng Việt Nam đang có mức định giá như vậy. Trong khi ROE luôn có mức tăng trưởng 15%-20%.

    Đồng thời, NHNN liên tiếp có động thái hạ lãi suất điều hành trong suốt thời gian qua, điều này sẽ có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Nhóm cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng... sẽ là địa chỉ của dòng tiền.

    Ngân Hàng

    Số lượng CP lưu Hành

    Book value

    Giá cổ phiếu
    18/9

    ROE (%)

    ROA (%)

    P/B

    Vốn hoá

    NAB

    1,058,041,615.00

    13,040.00

    14,400.00

    16.00

    1.1

    1.10

    15,235,799,256,000.00

    EIB

    1,475,314,859.00

    14,600.00

    25,400.00

    12.60

    1.4

    1.74

    37,472,997,418,600.00

    TPB

    2,201,635,009.00

    14,080.00

    19,200.00

    19.80

    1,82

    1.36

    42,271,392,172,800.00

    OCB

    1,369,882,863.00

    19,920.00

    21,700.00

    16.50

    2.08

    1.09

    29,726,458,127,100.00

    VIB

    2,529,207,534.00

    13,400.00

    21,550.00

    28.80

    2.47

    1.61

    54,504,422,357,700.00

    LPB

    2,557,635,389.00

    10,000.00

    15,750.00

    12.10

    1.1

    1.58

    40,282,757,376,750.00

    MSB

    2,000,000,000.00

    14,800.00

    14,850.00

    17.80

    2.22

    1,00

    29,700,000,000,000.00

    Bảng trên là thống kê các ngân hàng trong nhóm tổng tài sản vừa 150 ngàn tỷ - 300 ngàn tỷ đồng, có định giá P/B thấp, chỉ xoay quanh 1. Trong nhóm này có NAB có câu chuyện chuyển sàn HOSE. Ngoài định giá khá rẻ so với mặt bằng chung của các ngân hàng trong phân lớp cùng quy mô thì NAB hiện tại vẫn còn full room cho khối ngoại. Cũng là ngân hàng hiếm hoi trong hệ thống chưa ký độc quyền phân phối Bancassurance với bất cứ công ty bảo hiểm nào.

    Trong những năm gần đây, Nam A Bank đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc chuyển sàn UPCoM sang HOSE. Trong đó, ngân hàng này đã liên tục có bước tiến mạnh mẽ trong việc tăng vốn điều lệ cũng như gia tăng chất lượng tài sản nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh doanh ổn định và bền vững.

     

    Nguồn: Vietstock.vn